7 lợi ích của bất ngờ của đường nâu, hơn hẳn đường trắng

Đường nâu có nhiều lợi ích đến sức khỏe và vẻ ngoài của bạn còn nhiều hơn đường trắng. Bạn có thể xem cách làm đường nâu ở nhà tại đây.
Đường nâu là gì?
Đường nâu là một loại đường có màu nâu. Thành phần chính bao gồm sucrose và khoảng 4 đến 7% là mật đường (còn gọi là rỉ đường). Lượng mật đường này tạo ra màu nâu đặc trưng. Cũng chính lượng nhỏ mật đường này khiến cho đường nâu tốt hơn so với đường trắng trên một só phương diện.
Phân loại
Có nhiều loại đường nâu khác nhau. Anuong24h sẽ giới thiệu tới bạn một số loại phổi biến.
1. Đường nâu nhạt chứa tỷ lệ đường mật thấp, chỉ khoảng 3%
2. Đường nâu đậm có tỷ lệ mật đường cao, khoảng 6%.
3. Muscovado có màu sậm nhất và cũng có độ ngọt cao nhất.
4. Demerara đây chính là loại đường thu được khi sản xuất đường trắng. Người ta thu được các tinh thể màu nâu. Sau đó chúng được làm khô trong một chiếc máy ly tâm chuyên dụng. Loại đường này có một chút hương vị của rỉ đường.
5. Turbinado có hương thơm và mùi vị khá giống mật ong. Turbinado được dùng nhiều trong các loại trà uống.
Giá trị dinh dưỡng.
Trong 100 gam đường nâu có 380 calo. Nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra còn có nhiều chất khoáng như can-xi, ma-giê, ka-li, sắt và rất nhiều carbohydrate, chiếm tới 97% khối lượng.
Chú ý người thực hiện chế độ ăn kiêng low carb và Keto không nên sử dụng đường nâu.
7 lợi ích của đường nâu
Những lợi ích cho sức khỏe ưu việt của đường nâu bao gồm cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cân, phòng ngừa cảm lạnh, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi, chống nhiễm trùng dạ con, làm đẹp da.
1. Chống hạ đường huyết
Pha một thìa đường nâu với nước ép từ củ gừng cùng thêm một chút nước ấm sẽ giúp người hạ đường huyết tỉnh tảo, không bị choáng. Thức uống này rất tốt cho phụ nữ trong những ngày đèn đỏ khi họ mất nhiều máu.
2. Làm đẹp da
Trộn đường nâu với sữa tươi hoặc mật ong theo tỉ lệ 1:2 sẽ thu được một dung dịch sền sệt. Dung dịch này có thể dùng để tẩy tế bào chết, làm sạch bụi bẩn, bã nhờn, sẽ khít lỗ chân lông và làm da mềm mịn từ bên trong.
3. Cung cấp nhiều năng lượng
Vì có chứa lượng carbohydrate và calo rất cao nên đường nâu cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể chỉ với một lượng nhỏ.
4. Có ích cho phụ nữ mang thai
Một chút đường nâu thêm vào cốc nước chanh có thể làm giảm bớt sự khó chịu và bức bối của các bà bầu trong thời kì ốm nghén.
5. Làm giảm đầy hơi, khó tiêu
Chứng đầy hơi không nguy hiểm nhưng khá khó chịu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần mật đường có tác dụng tốt trong việc làm giảm lượng hơi trong ruột và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.
6. Làm giảm hen suyễn
Pha đường nâu với nước ấm cùng với một lát chanh hoặc một ít nước ép từ củ gừng sẽ làm giảm triệu chứng của hen suyễn.
7. Tăng cân
Trong đường nâu có nhiều carbohydrate calo. Ngoài ra, thành phần mật đường cũng có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất. Nên sử dụng đường nâu với nước chanh hoặc trà để tránh cảm giác ngán ăn.
Xem thêm cách làm và bảo quản đường nâu tại nhà
Lưu ý
Sử dụng đường nâu ở mức độ ít hoặc vừa phải (tùy theo cân nặng và thể trạng của bạn) sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ thành không tốt, dễ dẫn tới nhiều bệnh như tiểu đường, béo phì, mỡ máu…